Tìm hiểu về đồng hồ đo lưu lượng điện từ thiết bị đo theo nguyên lý điện từ rất phổ biến. Lưu chất được dùng là những loại chất lỏng có dẫn điện trong công nghiệp như: nước sạch, nước thải, hóa chất pha loãng. Với thiết kế cấp tiến, hiện đại, nó còn được tích hợp nhiều tính năng như màn hình hiển thị điện từ, giao tiếp truyền thông Molbus.
Tìm hiểu về đồng hồ đo lưu lượng điện từ
Trong công nghiệp tồn tại nhiều loại thiết bị đo khác nhau. Tùy vào từng loại lưu chất mà chúng ta có nhiều kiểu đồng hồ đo không giống nhau. Sản phẩm này hoạt động dựa trên nguyên lý điện từ của Faraday. Chúng ta hãy tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại thiết bị đo này nhé.
Lịch sử phát triển
Thế kỷ 19 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, với nhiều nhà khoa học và kỹ sư đóng góp vào việc nghiên cứu và phát triển các loại đồng hồ đo lưu lượng điện từ khác nhau. Tuy nhiên, đến năm 1872 thì nhà khoa học người Anh tên là James Thomson mới lần đầu tiên phát triển thành công thiết bị đo này.
Thiết bị của Thomson sử dụng một nam châm vĩnh cửu và một cuộn dây để đo lường nước đi qua. Khi nước chảy qua thiết bị, nó sẽ di chuyển một bánh xe có tay quay bên trong, bánh xe sẽ quay và kết nối với nam châm vĩnh cửu. Nam châm này sẽ tạo ra một từ trường, điều khiển một kim loại để xoay và đánh dấu số lượng nước đã sử dụng. Tuy nhiên, nó không được sử dụng rộng rãi do chi phí sản xuất và lắp đặt lúc bấy giờ khá đắt đỏ.
Sau đó, trong những năm 1930 và 1940, các nhà sản xuất bắt đầu sử dụng một loại thiết bị tạo điện từ, giúp cải thiện độ chính xác và tiết kiệm năng lượng hơn. Các thiết bị này còn được trang bị một bộ đếm để ghi lại lượng nước đã sử dụng.
Vào những năm 1960, các công ty sản xuất đồng hồ đo lưu lượng điện từ đã sử dụng các linh kiện điện từ để tạo ra các thiết bị tiên tiến hơn. Được bổ sung mạch điện tử để đo lượng nước đi qua, giúp cải thiện độ chính xác và giảm thiểu sự cố hỏng hóc.
Cấu tạo
Nhìn vào hình ảnh minh họa dưới đây chúng ta có thể chia cấu tạo thiết bị đo này ra thành 2 khối chính: phần thân đồng hồ và bộ phận chuyển đổi.
- Phần thân đồng hồ: bao gồm các chi tiết như: mặt bích, cảm biến, lớp lót, điểm tiếp mát, tem đồng hồ. Đây là bộ phận kết nối trực tiếp với đường ống, cũng là nơi lưu chất chảy qua. Toàn bộ phần thân có vỏ bằng kim loại nhôm, sơn phủ hợp Polyrethane chống gỉ, chống ăn mòn tự nhiên. Màu sắc thì tùy vào từng thương hiệu đặc trưng.
- Bộ phận chuyển đổi: nếu nói phần thân là chân tay thì bộ chuyển đổi đóng vai trò như bộ não. Thật vậy, tại đây là nơi nhận, khuếch đại tín hiệu. Xử lý tín hiệu thu được từ cảm biến, từ đấy chuyển đổi thành kết quả đo. Cuối cùng hiển thị ra màn hình. Những thông số nhận được bên ngoài màn hình bao gồm: vận tốc dòng chảy, tổng khối lượng đo được, độ biến thiên dòng chảy, các tín hiệu báo động: đường ống rỗng, lưu lượng cao, lưu lượng thấp.
Các chú ý khi chọn vật liệu lót
Việc lựa chọn lớp lót và điện cực của đồng hồ rất quan trọng. Nó quyết định 90% độ bền và khả năng hoạt động của đồng hồ. Thông thường nhà sản xuất sẽ sản xuất đại trà các sản phẩm có lớp lót và điện cực thông dụng.
Ví dụ: lớp lót PTFE và điện cực inox 316L; lớp lót FEP và điện cực inox 316L.
Nếu lưu chất của bạn đặc biệt hãy tham khảo thông tin dưới đây để lựa chọn loại vật liệu phù hợp cho hệ thống của mình.
Đối với vật liệu lót đồng hồ
- Cao su cloropen (CR): dùng tốt cho nước, nước thải và bùn, khoáng chất có độ mài mòn thấp.
- Polytetrafluoroethylen (PTFE / F4): sử dụng nhiều cho môi trường ăn mòn mạnh như axit mạnh và kiềm.
- Ethylene propylene flo hóa (FEP / F46): có tính chất giống như PTFE nhưng nó sử dụng được trong môi trường có độ mài mòn thấp.
- Teflon (PFA): có thể áp dụng ở trạng thái chịu tải trọng như khoáng, bùn và bùn than có độ mài mòn cao.
Làm thế nào để chọn vật liệu điện cực?
- Inox 316L chứa molypden (0Cr18N12Mo2Ti): sử dụng cho nước sinh hoạt, nước công nghiệp, nước thải, axit yếu và muối kiềm cũng như axit nitric đậm đặc ở nhiệt độ phòng.
- Inox 316L: không áp dụng axit flohydric, axit clohydric, clo, brom, iot và các phương tiện khác.
Hastelloy B
Áp dụng: axit không oxi hóa, chẳng hạn như axit clohydric và axit flohydric có nồng độ nhất định và rượu kiềm khác có nồng độ natri hydroxit không dưới 70%
Không áp dụng: axit nitric và các axit oxy hóa khác.
Hastelloy C
Áp dụng: ăn mòn bởi các axit oxy hóa như axit Nitric, hỗn hợp axit và axit sulfuric và ăn mòn môi trường bởi muối chống oxy hóa hoặc có chứa các chất oxy hóa khác. Ví dụ: dung dịch Hypochlorit cao hơn nhiệt độ phòng có khả năng chống ăn mòn mạnh đối với nước biển. Không áp dụng: khử axit và clorua như axit clohydric
Ti (Titanium)
Có thể áp dụng: clorua, hypoclorit, nước biển, axit oxy hóa.
Không áp dụng: giảm axit như axit hydrochloric, sulfuric axit.
Ta (Tatium)
Có thể áp dụng: hầu hết các axit như axit clohydric đậm đặc, axit nitric và axit sunfuric bao gồm axit clohydric và axit nitric ở điểm sôi cũng như axit sunfuric dưới 175 ℃.
Không áp dụng: kiềm, axit flohydric và axit sunfuric khói.
Tính năng và ứng dụng của đồng hồ đo lưu lượng điện từ
Các tính năng nổi bật
Có những tính năng nổi bật giúp nó được sử dụng rộng rãi:
- không có bộ phận chuyển động nên không bị hao mòn theo thời gian.
- Hoạt động ổn định với các loại lưu chất là chất lỏng dẫn điện.
- Có nhiều kích thước từ DN20 – DN3000 phù hợp với nhiều hệ thống công nghiệp.
- Màn hình hiển thị điện từ, hiển thị đồng thời nhiều thông tin một lúc.
- Tích hợp nhiều giao thức truyền thông hiện đại như: xung, analog, mobus.
- Đa dạng xuất xứ và nhà cung cấp cho người tiêu dùng lựa chọn.
Ứng dụng
Hiện nay đồng hồ đo lưu lượng điện từ dần thay thế các loại thiết bị đo thông thường tại các vị trí yêu cầu nhiều thông số đo cùng lúc. Nó thường được sử dụng trong các nhà máy như:
- Trạm xử lý nước thải.
- Trạm cung cấp nước sạch.
- Nhà máy chế biến thực phẩm, nước giải khát.
- Nhà máy hóa chất, dược phẩm, y tế.
- Nhà máy sản xuất công nghiệp nhiệt điện, luyện kim.
Đo thử nghiệm đồng hồ đo lưu lượng điện từ
Đây là quá trình bắt buộc với một thiết bị đo lưu lượng trước khi đưa ra thị trường. Việc cài đặt tại nhà máy chưa bao giờ là đủ. Việc hiệu chuẩn hay đo thử nghiệm cần được thực hiện bởi các đơn vị đo lường được chứng nhận.
Bạn cần yêu cầu đơn vị bán hàng cung cấp giấy tờ hiệu chuẩn từ nhà máy đối với thiết bị đo. Hoặc đem đi kiểm định tại Việt Nam trước khi đưa vào sử dụng. Có như vậy mới đảm bảo tính chính xác của đồng hồ đo lưu lượng.