Dựa vào chỉ số TDS, người dùng có thể nắm bắt được chất lượng hay mức độ an toàn của nguồn nước uống, nước sinh hoạt. Vậy, TDS là gì? Bài viết dưới đây, Tuấn Hưng Phát xin chia sẻ một số thông tin cơ bản về chỉ số TDS.
Chỉ số TDS là gì?
TDS là từ viết tắt của cụm từ Total Dissolved Solids. Chỉ số này được cơ quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (United States Environmental Protection Agency (EPA)) định nghĩa và phân loại là một chất gây ô nhiễm thứ cấp, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Chỉ số TDS được dùng để đo toàn bộ lượng chất rắn hòa tan. Lượng ion có mang điện tích, điển hình như các loại khoáng chất, muối hoặc kim loại đang cùng tồn tại trong một khối lượng nước nhất định. Nó hiển thị dưới dạng hàm số mi/L hoặc là ppm (phần triệu).
Chỉ số TDS bao gồm các muối vô cơ và một lượng nhỏ chất hữu cơ hòa tan trong nước, bao gồm kim loại nặng. Thành phần chủ yếu là các cation canxi, magie, natri và kali và các anion carbonate, bicarbonate, clorua, sunfat. Đặc biệt là trong nước giếng ngầm/giếng khoan thì hàm lượng kim loại nặng rất khó kiểm soát. Thường được đo lường bằng đơn vị là mg/l (milligrams/liter) hay ppm (part/million).
Nguồn gốc
Sinh ra trong quá trình tuần hoàn nước, cụ thể là ở các thành phố, chỉ số này có sự thay đổi nhiều so với lúc từ nhà máy. Tính hoà tan của nước là rất cao nên nó hấp thụ nhiều ion từ đường ống và môi trường xung quanh. Ion càng nhiều thì chỉ số càng cao.
Thiết bị đo TDS có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó được dùng làm cơ sở xác định xem nguồn nước đó có sạch hay không. Sau khi tiến hành đo TDS với nguồn nước, nếu nồng độ TDS ở mức quá cao thì cần phải tiến hành kiểm tra và phân tích nguồn nước. Mục đích chính là xác định xem thành phần ion, kim loại có trong nước là gì, nếu gây hại cho sức khỏe thì cần phải loại bỏ ngay.
Các tiêu chuẩn
Đơn vị đo lường của TDS là mg/l (milligram/liter) hoặc ppm (part per million): 1 mg/l = 1 ppm.
Nước có độ mặn cao thì chỉ số TDS càng cao. Cụ thể:
- Nước ngọt: < 1.000 mg/ L
- Nước lợ: 1.000 – 10.000 mg / L
- Nước mặn: 10.000 – 30.000 mg/ L
- Nước muối: > 30.000 mg/ L
Ý nghĩa của chỉ số TDS với môi trường nước
Dựa vào chỉ số TDS đo được kết hợp với bảng thang đo sẽ giúp bạn biết được nguồn nước của gia đình đang ở mức nào. Cụ thể:
- Nguồn nước an toàn cho sức khỏe (có thể ăn uống được) có chỉ số TDS < 170PPM, bao gồm:
- Nước có TDS <= 50PPM là nguồn nước sạch lý tưởng nhất.
- 50 < TDS < 90 là nguồn nước sạch ngầm, nước suối, lọc qua cacbon.
- TDS < 170 là môi trường nước cứng có chứa nhiều ion kim loại Ca và Mg.
- Nước chỉ sử dụng cho sinh hoạt, có chỉ số TDS nằm trong khoảng 170 – 400 PPM :
- 200 – 300 PPM nước cứng mức độ nhẹ, không nên dùng cho ăn uống.
- 300 – 400 PPM nước cứng mức độ cao, không sử dụng cho ăn uống.
- Nước trên 400 PPM đặc biệt nguy hiểm, tuyệt đối không được uống.
Chỉ số TDS càng lớn thì tổng số chất rắn nguy hiểm có trong nước càng nhiều. Tuy nhiên, không hẳn là chỉ số TDS cao thì nguồn nước càng độc hại. Chính vì vậy, các nhà máy hóa chất không thể thiếu đi thiết bị này.
Những lý do cần đo lường chỉ số TDS
- Hương vị của nước: chỉ số TDS cao trong nước có ảnh hưởng lớn đến vị của nước uống. Cụ thể, nước uống có thể có vị đắng, vị mặn hoặc sulfuric, tùy theo loại chất rắn hòa tan có trong nước.
- Chất lượng bữa ăn: khi nấu ăn với nước cứng, thức ăn thường khó chín hơn và vị của món ăn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Sức khỏe của chính bạn: đối với nguồn nước có chỉ số TDS cao, bạn hoàn toàn có thể uống. Tuy nhiên, với một số chất như chì, đồng nếu vượt mức cho phép có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên một số bệnh nghiêm trọng.
- Đảm bảo hoạt động của bộ lọc: chỉ số TDS trong nước cao lâu ngày sẽ làm giảm khả năng lọc của toàn bộ hệ thống. Kiểm tra nồng độ TDS cũng như kiểm tra hệ thống máy lọc nước thường xuyên là một cách giúp máy lọc nước hoạt động bền bỉ.
- Giặt giũ: nếu vô tình bạn nhận thấy quần áo bị phai màu, xuất hiện các vết bẩn lạ, đôi khi bị ố và cũ thì có thể là do chỉ số TDS trong nước đang ở mức cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giặt giũ.
Lợi ích và ảnh hưởng của TDS trong nước đối với sức khỏe con người
Lợi ích
Mặc dù chỉ số TDS không phải nguyên nhân chính khiến nước ô nhiễm nhưng chúng lại được sử dụng để chỉ ra một số chất gây ô nhiễm hóa học có trong sông, suối, ao, hồ.
Ngoài ra, TDS thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy hải sản để tạo ra một môi trường nước có chất lượng tốt, thuận lợi cho sinh vật sinh sống và phát triển.
Ảnh hưởng
Nếu chỉ số TDS trong nước quá cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Nó mang theo những chất rắn, kim loại hòa tan trong nước vào trong cơ thể và gây ra những bệnh lý nguy hiểm.
Tiếp theo, chúng sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của các món ăn, thức uống. Một ví dụ điển hình là bia bị đắng sau một thời gian ngắn hoặc làm cho nước có vị mặn, vị kim loại.
Ngoài ra, nó còn khiến nước bình thường trở thành nước cứng, gây ra các cáu cặn trong thiết bị làm nóng như đường ống, nồi hơi, tháp giải nhiệt.
Hướng dẫn cách đo lường chỉ số TDS ngay tại nhà
Các gia đình hoàn toàn có thể dễ dàng sử dụng bút điện phân hoặc bút thử TDS để đo chỉ số TDS trong nước.
Khi kiểm tra nồng độ TDS trong nước bằng bút điện phân, màu sắc của nước sẽ phản ánh hiện trạng nguồn nước mà gia đình sử dụng đang chứa những ion kim loại nào:
- Chỉ sủi bọt: nước tinh khiết.
- Sủi bọt + kết tủa trắng: nước có chứa canxi, bạc.
- Màu đỏ nâu, có váng: hàm lượng Fe trong nước ở mức cao.
- Màu xanh lơ, có vẩn, kết tủa: nước có chứa hàm lượng lớn Cu.
- Ngoài ra nước có thể có màu nâu đen hoặc màu xám nhạt khi nhiễm Chì hoặc Manga.
Trên đây là những thông tin về chỉ số TDS là gì? Hy vọng rằng với bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc nắm những thông tin hữu ích về TDS là gì cũng như cách kiểm tra TDS trong nước để xác định chất lượng nước sử dụng hàng ngày. Nếu có bất cứ thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Tuấn Hưng Phát. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng quý khách hàng.