815 lượt xem Theo Dõi Chúng Tôi Trên google news Vandongho

COA là gì?

Đối với các doanh nghiệp, khi lưu hành bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường đều cần giấy chứng nhận COA. Vậy, COA là gì? Những sản phẩm nào cần giấy chứng nhận phân tích COA? Trong bài viết dưới đây, Tuấn Hưng Phát sẽ giải đáp các thông tin liên quan đến sản phẩm.

Khái niệm COA là gì?

COA là gì?

COA còn được gọi là C/A, viết tắt của cụm từ Certificate Of Analysis, có nghĩa là “chứng chỉ phân tích”. Có thể hiểu đơn giản, COA là một bản kết quả phân tích chi tiết thành phần sản phẩm, căn cứ vào đó người ta sẽ xác định xem sản phẩm đó có đáp ứng các thông số kỹ thuật hay không. Các thông số COA chủ yếu cho biết thành phần, đặc tính lý hóa, độ ẩm, độ chua của sản phẩm

Có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quy trình sản xuất sản phẩm của bất cứ ngành nghề nào. Đây là tài liệu mà người bán cung cấp cho người mua về thành phần và các đặc tính của sản phẩm.

Quy định cơ bản của COA

Những quy định của COA như sau:

  • Một giấy chứng nhận COA – Certificate Of Analysis hợp lệ phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập và được phép cấp giấy chứng nhận ISO 17025.
  • Việc phân tích thành phần có thể thực hiện tại nhà máy hoặc kho hàng của nhà xuất khẩu, thậm chí là tại nơi sản phẩm được vận chuyển quốc tế. 
  • Quá trình phân tích được thực hiện trên các mẫu đại diện trong tổng số hàng hóa được bán ra.

Nguyên tắc phân tích cần đảm bảo theo quy trình sau:

LẤY MẪU => QUẢN LÝ MẪU => KIỂM TRA MẪU => BÁO CÁO => LƯU GIỮ HỒ SƠ

  • Bước 1: Thực hiện lấy mẫu đại diện trong tổng các mẫu cần phân tích.
  • Bước 2: Quản lý mẫu để đảm bảo mẫu nguyên vẹn, không bị thay đổi bởi các yếu tố bên ngoài. Bước này có vai trò quan trọng trong quá trình phân tích chất lượng sản phẩm.
  • Bước 3: Thực hiện kiểm tra các thành phần có trong mẫu, người kiểm nghiệm cần giám sát chất lượng của kết quả kiểm tra.
  • Bước 4: Báo cáo kết quả kiểm tra chính xác.
  • Bước 5: Lưu trữ hồ sơ để đảm bảo tính an toàn, nguyên vẹn của hồ sơ.

Tham khảo thêm: Hóa chất môi trường

Những thông tin trên giấy chứng nhận phân tích COA

Những thông tin trên giấy chứng nhận phân tích COA

Căn cứ vào nội dung trong giấy COA, người đọc có thể biết được những thông tin sau:

  • Hạn sử dụng và ngày thử lại:

+ Hạn sử dụng thể hiện khoảng thời gian thực tế mà sản phẩm được thiết lập và xác định bằng các nghiên cứu ổn định hoặc là ngày hết hạn của sản phẩm.

+ Ngày thử lại: đây là ngày mà doanh nghiệp cần mang mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm để thực hiện phân tích lại. Qua quá trình phân tích, sự thay đổi của mẫu từ thời điểm sản xuất cho đến ngày kiểm tra lại sẽ được đánh giá. Các giá trị phía sau cho biết sự ảnh hưởng và đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu trữ mẫu.

  • Độ tinh khiết của mẫu: trong quá trình sản xuất, các phương pháp kiểm soát mở rộng được sử dụng để đảm bảo sản phẩm không bị giảm chất lượng hoặc bị nhiễm bẩn. COA giúp xác minh quá trình phân tích độ tinh khiết tuyệt đối của mẫu kiểm tra.
  • Nồng độ dung dịch: COA cung cấp chi tiết các tiêu chuẩn được dùng để phát triển giá trị giám sát như sai số, khoảng tin cậy, hệ số bao phủ, các quá trình, bước kết hợp trong giá trị sai số.
  • Xác minh quá trình phân tích nồng độ bằng cách so sánh nồng độ chuẩn bị khối lượng đã phân tích với dung dịch đạt chuẩn được chuẩn bị độc lập. Tính đồng nhất được thể hiện thông qua phân tích.
  • Chứng nhận nguồn gốc: Nhà sản xuất cần ghi đầy đủ các thiết bị được sử dụng để truy xuất nguồn gốc.
  • Cách thức thực hiện thử nghiệm tiêu chuẩn.
  • Cần áp dụng phương pháp chuẩn bị độc lập với dữ liệu hiệu chuẩn để thử nghiệm sản phẩm hiệu chuẩn.

Tham khảo thêm: Dung môi công nghiệp

Mục đích của giấy chứng nhận COA là gì?

Được sử dụng trong các doanh nghiệp nhằm cung cấp thông số, kết quả kiểm tra sản phẩm. Giấy COA được coi là kết quả thỏa thuận giữa người bán và người mua, chúng mang đến những lợi ích sau:

Mục đích của giấy chứng nhận COA
  • COA giúp xác nhận sản phẩm đã qua thí nghiệm phân tích và có kết quả chi tiết. Từ đó giúp người mua hàng có thể kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm thông qua bảng phân tích hóa lý.
  • COA giúp gia tăng độ tin cậy thông qua kết quả xét nghiệm, giúp người mua và người sử dụng yên tâm hơn.
  • Trong tờ khai nhập khẩu, COA được sử dụng để xác định mã hàng hóa, áp dụng mã thuế một cách chính xác mà không gây nhầm lẫn hay sai sót trong quá trình xử lý công việc.
  • Dựa vào COA, các sản phẩm lần đầu có mặt trên thị trường sẽ được cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra. Đối chiếu xem sản phẩm có đạt tiêu chuẩn lưu hành không. Đồng thời hạn chế, kiểm soát các sản phẩm/hàng hóa không đạt tiêu chuẩn lọt ra ngoài thị trường.
  • Đối với mối quan hệ giữa người bán và người mua, COA được coi là yếu tố quan trọng trong kết quả thỏa thuận giữa họ. Giúp quá trình trao đổi diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.
  • COA còn giúp người dùng biết được trong sản phẩm đó có chứa những thành phần tốt nào, cần hạn chế sử dụng thành phần nào.

Những sản phẩm cần có giấy chứng nhận phân tích COA

Về cơ bản, phần lớn các mặt hàng khi cung cấp ra thị trường thì đều cần giấy chứng nhận này. Cụ thể:

  • Các loại thực phẩm.
  • Các loại rượu: rượu nho, rượu vang.
  • Gia vị sử dụng hàng ngày.
  • Các loại hóa chất.
  • Các loại mỹ phẩm
  • Các loại TPCN, thuốc.

Tại sao công ty cần giấy chứng nhận COA?

Mẫu giấy chứng nhận COA

Mặc dù COA mang đến rất nhiều lợi ích nhưng có rất nhiều nhà sản xuất cho rằng chúng quá tốn kém và mất thời gian. Tuy nhiên, nếu không đưa ra giấy chứng nhận COA đáng tin cậy và chính xác, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các hậu quả khôn lường như:

  • Giảm niềm tin.
  • Tăng số lần bị thu hồi sản phẩm, làm lãng phí thời gian và tiền bạc của công ty.
  • Quá trình kiểm toán phức tạp hơn.
  • Mất khách hàng, đối tác, bị đối thủ cạnh tranh chèn ép.

Hậu quả của việc không có giấy chứng nhận COA khá cao. Nếu không có tài liệu này, doanh nghiệp của bạn có bị mất tiền, mất khách hàng và thậm chí là độ uy tín trong ngành.  

Cấp giấy chứng nhận COA ở đâu?

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp có thể xin cấp giấy chứng nhận COA tại các cơ quan có thẩm quyền sau:

  • Trung tâm chất lượng Nông Lâm Thuỷ Cung 4.
  • Trung tâm phân tích thử nghiệm 2 Vinacontrol.
  • Viện Y tế công đồng.
  • Phòng kiểm nghiệm thuộc sở hữu công ty TNHH MTV Khoa học Công nghệ Hoàn Vũ.
  • Phòng kiểm nghiệm công ty TNHH EUROFINS Sắc Ký Hải Đăng.
  • Các trung tâm kiểm nghiệm độc lập đạt chuẩn ISO 17025 được Nhà nước quy định trách nhiệm về việc kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận phân tích COA.

Trên đây là những thông tin về giấy chứng nhận COA. Hy vọng với những chia sẻ của Tuấn Hưng Phát sẽ giúp bạn đọc lý giải COA là gì? Tùy theo tính chất của sản phẩm và quan điểm của cơ quan mà COA có những công dụng riêng. Đây cũng là một chứng chỉ quan trọng và cần thiết để xin giấy phép công bố tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *