Trong đời sống và ngành công nghiệp nặng hiện nay, dung môi công nghiệp đang được xem là một trong những loại hóa chất được sử dụng phổ biến. Đặc biệt dung môi hóa chất công nghiệp được sử dụng nhiều trong ngành in ấn, sơn, vệ sinh kính. Cùng tìm hiểu dung môi công nghiệp là gì? Và đặc tính của sản phẩm như thế nào nhé.
Tìm hiểu về dung môi công nghiệp là gì?
Dung môi công nghiệp là một dạng chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí được sử dụng để hòa tan chất rắn, lỏng khí nhằm tạo thành một dung dịch ở môi trường quy định và sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Hiện dung môi công nghiệp đang được sử dụng như một hóa chất công nghiệp không thể thiếu trong tất cả các ngành sản xuất và xử lý môi trường.
Đặc điểm vật lý, hóa học của dung môi công nghiệp là gì?
Dễ cháy
Hầu hết các sản phẩm dung môi hữu cơ đều dễ cháy trong điều kiện khô ráo. bên cạnh đó nếu dung môi hữu cơ kết hợp cùng không khí có thể bị phát nổ nguy hiểm tới tính mạng con người. Hơi dung môi hữu cơ kết hợp với các không khí có thể phát nổ nguy hiểm vô cùng. Hơi dung môi nặng hơn không khí sẽ chìm xuống đáy và có thể di chuyển một khoảng cách lớn mà không bị pha loãng.
Một số dung môi dễ cháy bạn nên lưu ý đó là diethy ether và carbon disulfide. Trong trường hợp tự cháy có thể là các dung môi carbon disulfide là dưới 100oC (212oF).
Hình thành peroxide dễ gây nổ
Các hợp chất dung môi hóa học như Ête như ête diethyl và tetrahudrofuran (THF) đều dễ hình thành nên peroxide hữu cơ gây ra hiện tượng nổ cực kỳ nguy hiểm. Trong đó diisopropyl ether là một sản phẩm dung môi dễ bắt nổ và cực nguy hiểm tới sức khỏe con người.
Phân loại dung môi công nghiệp trên thị trường
Thông thường hóa chất dung môi được chia làm 2 loại cơ bản là dung môi hữu cơ và dung môi vô cơ. Chi tiết từng sản phẩm cụ thể như sau:
Dung môi hữu cơ
Các sản phẩm dung môi hữu cơ được dùng phổ biến trong các công tác làm sạch, làm khô, chất pha loãng sơn, chất tẩy sơn móng tay và các dung môi tẩy keo thông thường. Ngoài ra sản phẩm còn được chiết xuất dược phẩm có thể làm dung môi giữ nhựa và bột màu nằm dạng lỏng. Lượng dung môi pha sơn sản phẩm chiếm từ 50% khối lượng và sau khi bay hơi sẽ tạo thành màng sơn chống thấm để nâng cao hiệu quả sử dụng.
Dung môi vô cơ
Dung môi vô cơ hiện chưa có nhiều dự án, công trình sử dụng rộng rãi như dạng hữu cơ mà chủ yếu được dùng trong các công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ hoặc nhà máy hóa chất.
Một số dung môi hữu cơ đang được ứng dụng rộng rãi
1. Acetone – C3H6O
Acetone có công thức là C3H6O, được biết đến là một hóa chất tồn tại ở dạng lỏng, trong suốt, không màu và dễ bay hơi nhanh. Acetone được sử dụng nhiều trong các ngành sản xuất sơn, nhựa và dùng làm chất khử nước ở công nghệ mỹ phẩm, nước rửa sơn móng tay.
2. Xylene – C8H10
Xylene cũng là dạng hợp chất hóa học tồn tại ở dạng chất lỏng không màu, không mùi, có tỷ lệ bay hơi trung bình cao. Xylene được dùng nhiều trong các môi trường sản xuất nhựa, sơn, mực in, chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu. Nhiều khi còn có thể sử dụng thay thế cho các loại Toluene.
3. Toluene – C7H8
C7H8 tồn tại ở dạng chất lỏng trong, không màu có mùi thơm nhẹ có thể sử dụng làm phụ gia nhiên liệu hoặc sản xuất nhựa tổng hợp. Hiện nay dung môi hóa chất được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghệ sơn, keo dán, sản xuất thuốc nhuộm, phụ gia và làm nước hoa.
4. Isobutanol – C4H10O
Isobutanol sử dụng làm nhiên liệu sản xuất dung môi pha sơn, phụ gia trong xăng và hương liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm. Đặc biệt Isobutanol còn được biết đến là dung môi tồn tại dưới dạng chất lỏng không màu, dễ cháy có mùi hương đặc trưng.
5. Methanol – CH3OH
Methanol là một trong những dung môi được nhiều biết đến và sử dụng. Methanol có đặc điểm dễ hòa tan trong sản xuất sơn và nhựa, các nguyên liệu ngành công nghiệp carton thô và công nghiệp cao su.
6. Isophorone – IPHO 783
Một dạng dung môi chất lỏng có màu vàng hoặc không màu, mùi đặc trưng là mùi bạc hà hòa tan được trong môi trường nước. Hiện IPHO 783 được dùng phổ biến trong các ngành sơn, pha mực in và in lụa.
Dung môi công nghiệp được dùng ở những mục đích gì?
Các loại dung môi công nghiệp đều có những đặc điểm riêng, vì thế sản phẩm được sử dụng phổ biến ở nhiều môi trường khác nhau. Cụ thể:
Ngành công nghiệp sơn: Vì dung môi chủ yếu ở dạng lỏng và có thể giữ nhựa và bột màu được nên được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp sơn.
Trong công nghiệp oto: Ngành công nghệ ô tô chủ yếu dùng dung môi để làm sạch bụi bẩn ở cửa kính, cửa sổ và kính chắn gió.
Trong sản xuất mực in: Mực in màu, in chữ đối với các giấy của tạp chí, bao bì thực phẩm, nhãn đều được sản xuất từ dung môi công nghiệp. Nhờ sử dụng đúng các sản phẩm dung môi nên chất lượng mực in, màu sắc mực in sống động đẹp mắt. Trong đó phải kể đến sản phẩm Toluene.
Trong sức khỏe, làm đẹp: Có nhiều dạng mỹ phẩm cũng đang ứng dụng dung môi công nghiệp để tạo thành phần, nguyên liệu làm đẹp vô cùng hiệu quả. Cụ thể như các loại dung môi Axeton dùng làm tẩy sơn móng tay.
Khi sử dụng dung môi hữu cơ cần lưu ý những vấn đề gì?
Để sử dụng dung môi công nghiệp hiệu quả và an toàn nhất thì cần lưu ý một số điểm sau:
An toàn sức khỏe
Các dung môi công nghiệp thường là chất dễ cháy, nổ, vì thế khi sử dụng cần tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động cũng như cháy nổ. Yêu cầu mặc trang phục bảo hộ lao động, khẩu trang, gang tay và không dùng những đồ dễ phát lửa khi tiếp xúc với dung môi.
Sử dụng dụng cụ chứa dung môi an toàn, tiêu chuẩn
Các hóa chất dung môi có tính ăn mòn cao nên cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng chứa dung môi công nghiệp đúng tiêu chuẩn. Nếu dụng cụ chứa bị rò rỉ do nguyên nhiên nào đó thì hóa chất công nghiệp sẽ bị hóa hơi gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.
Phải đeo khẩu trang
Khẩu trang, gang tay là các dụng cụ bảo hộ lao động bắt buộc phải mang theo khi tiếp xúc với dung môi hóa chất. Bởi các dung môi thường có mùi đậm đặc, nếu bạn hít phải nồng độ cao dễ gây kích ứng họng, mắt. Do đó cần đeo kính, khẩu trang và gang tay khi làm việc.
Với toàn bộ thông tin về dung môi công nghiệp trong bài viết này hy vọng sẽ giúp mọi người nắm được thông tin cần thiết. Truy cập Tuấn Hưng PHát để cập nhật thêm các hóa chất chuyên dụng sử dụng cho nước, khí và bảng giá các loại hóa chất chuyên dụng đang sử dụng trên thị trường hiện nay nhé.