1083 lượt xem Theo Dõi Chúng Tôi Trên google news Vandongho

Cấu tạo đồng hồ đo hơi nóng

Được sử dụng nhiều trong các hệ thống Boiler, giúp chúng ta kiểm soát lượng hơi sử dụng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu cấu tạo đồng hồ đo hơi nóng. Cùng tìm hiểu tác dụng của từng bộ phận liên quan nhé.

Cấu tạo đồng hồ đo hơi nóng

Thiết kế để hoạt động ổn định và chính xác trong môi trường có nhiệt độ và áp suất cao. Hơn nữa các điều kiện nhiệt độ và áp suất thay đổi liên tục. Vậy nên đòi hỏi vật liệu cấu thành thiết bị phù hợp với môi trường sử dụng.

Chúng ta có thể chia đồng hồ đo hơi nóng thành 2 khối chính: phần thân đồng hồ và bộ chuyển đổi. Cấu tạo chi tiết từng bộ phận như sau:

Phần thân đồng hồ đo hơi nóng

Cấu tạo thân đồng hồ đo hơi nóng

Các chi tiết chính:

  • Mặt bích: chất liệu inox 304, inox 316 là điểm kết nối với đường ống. Ở một số phiên bản dạng wafer sẽ không có mặt bích.
  • Thân ống đo: chất liệu inox 304 hoặc 316 tùy thuộc vào yêu cầu từng hệ thống. Là nơi chứa lưu chất đi qua. Nó là nơi đặt cảm biến áp suất, nhận tín hiệu đo. Ngoài ra còn có thanh chắn ngang đặt vuông góc với đường ống.
  • Thanh Buff là thanh ngang kim loại hình nón được đặt bên trong thân đồng hồ. Chia thân đồng hồ hơi thành 2 phần bằng nhau, nó vuông góc với thành đường ống. Đây là vị trí sẽ tạo thành dòng xoáy Karman khi có lưu chất chảy qua.
  • Cảm biến nhiệt độ: thu nhận tín hiệu về nhiệt độ của lưu chất phục vụ cho tính lưu lượng. Cảm biến nhiệt độ nằm ở vị trí tiếp giáp giữa thân và củ đầu.
  • Cảm biến áp suất: theo dõi sự dao động của áp suất. Đồng thời đo đếm lượng xung thu được từ vòng xoáy Karman.
  • Ngoài ra tùy từng model sẽ có thêm các bộ phận phụ trợ như bù nhiệt, bù áp.

Các chi tiết đồng hồ đo hơi

>>> Xem thêm: đồng hồ đo lưu lượng hơi <<<

Bộ chuyển đổi đo hơi nóng

Bộ chuyển đổi là nơi chuyển đổi tín hiệu thu được từ các cảm biến thành kết quả đo. Các kết quả này sẽ được hiển thị ra màn hình.

Các bộ phận chính bao gồm:

  • Bảng mạch: chứa chip xử lý chính, bộ não trung tâm của đồng hồ. Ngoài ra còn chứa các linh kiện điện tử khác nhau nằm trên cùng một bảng mạch.
  • Màn hình hiển thị: nơi cung cấp kết quả thu được cho người dùng. Các kết quả đo bao gồm: lưu lượng tức thời (đơn vị m3/h, l/h); lưu lượng tổng (m3, lít, GB); nhiệt độ; áp suất; tín hiệu trạng thái; tín hiệu báo động.
  • Bảng chân nối dây: là nơi nối đồng hồ với các chân đấu các loại dây cần thiết phục vụ cho hoạt động của đồng hồ. Bao gồm: các chân nguồn, chân tín hiệu xung, chân tín hiệu analog, chân RS485, chân nối đất, chân tín hiệu báo động.
Man hình hiển thị đồng hồ đo hơi
Màn hình hiển thị đồng hồ đo hơi

Tất cả các bộ phận này được thiết kế nằm gọn trong một vỏ bảo vệ. Vỏ bảo vệ hình trụ tròn có nắp đậy vặn ren. Mỗi nắp đều có ron cao su làm kín.

Nắp đậy làm bằng kim loại nhôm, chịu nhiệt độ và áp lực tốt. Sơn phủ bằng các màu sắc khác nhau phụ thuộc vào từng thương hiệu.

>>> Xem thêm: báo giá đồng hồ đo hơi nóng <<<

Lời khuyên khi sử dụng đồng hồ đo hơi nóng

Mỗi hãng lại có cấu tạo khác nhau. Trước khi lắp đặt hay bảo dưỡng cần tham khảo catalogue sản phẩm đi kèm. Mỗi chi tiết cấu tạo nên đồng hồ đo hơi nóng đều được nhà sản xuất tính toàn một cách khoa học. Vậy nên không tự ý thay thế khi không có kiến thức chuyên môn.

Hy vọng bài viết này là tài liệu tham khảo cần thiết với các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Cần thêm thông tin vui lòng liên hệ: 0967.33.43.83 để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *